Đòn bẩy tài chính là một thuật ngữ mà bất kỳ nhà giao dịch nào cũng thường xuyên gặp phải. Vậy đòn bẩy tài chính (Leverage) là gì và làm thế nào để kiếm tiền từ đòn bẩy tài chính?
Đòn bẩy tài chính (Leverage) là gì?
Leverage hay đòn bẩy tài chính là một công cụ cho phép bạn tăng tỷ lệ ký quỹ khi giao dịch với số vốn nhỏ. Dùng số vốn để giao dịch giống như việc ký quỹ một số tiền mặt có giá trị nhỏ để vay với số tiền lớn hơn.
Đòn bẩy tài chính thông thường được dùng ở những mức như 1:5; 1:10, 1:20, 1:50, 1:100… Mặc dù vậy, nhiều sàn giao dịch tiền ảo cũng hỗ trợ giao dịch với đòn bẩy có thể điều chỉnh tỷ lệ theo ý muốn.
Việc dùng những tỷ lệ đòn bẩy đa dạng này tùy thuộc vào mỗi trader. Vì chúng bị ảnh hưởng bởi chiến lược hay khả năng chịu rủi ro khác nhau của mỗi giao dịch.
Tỷ lệ đòn bẩy sẽ cho phép nhà đầu tư dùng vốn thấp nhưng mang về lợi nhuận cao. Chẳng hạn như vốn bỏ ra là 100 đô, áp dụng đòn bẩy x10 là ký quỹ đã tăng lên 1000 đô.
Lĩnh vực áp dụng giao dịch đòn bẩy
Về cơ bản, đòn bẩy là vũ khí giúp tăng lượng giao dịch để tối ưu lợi nhuận. Điều này xuất phát từ Forex, nhưng Crypto hiện nay cũng rất thịnh hành trong việc dùng đòn bẩy tài chính trong giao dịch.
Những hợp đồng phái sinh ra đời là cơ hội cho các nhà đầu tư. Chúng chiếm được chỗ đứng vững chắc chỉ sau vài năm phát triển.
Ưu nhược điểm khi giao dịch với đòn bẩy
Ưu điểm
Cơ hội tối đa hóa lợi nhuận từ vốn thấp
Việc dùng đòn bẩy tài chính mang lại cơ hội lớn cho nhà đầu tư. Đặc biệt là những nhà đầu tư tham gia vào thị trường với vốn thấp.
Lấy ví dụ như bạn có 500$ mang đi đầu tư. Khi dùng đòn bẩy với tỷ lệ x10, và khi giá tiền điện tử biến động 10% thì nhà đầu tư có thể thu về 100% lãi.
Phí thấp
Nghĩa là bạn chỉ bỏ ra một số tiền nhỏ nhưng lãi thu về rất cao. Thay vì rót hết tiền vào một nơi rủi ro thì nhà đầu tư có thể hạn chế rủi ro bằng việc áp dụng đòn bẩy.
Bán khống
Nhà đầu tư có thể bán khống bất cứ lúc nào giao dịch. Khi thị trường giảm giá, nhà đầu tư có thể áp dụng đòn bẩy để thu về lợi nhuận.
Sự kiện giá Bitcoin giảm từ 10.000$ xuống 3.500$ vào ngày 14/3/2020 đã trở thành một cơn địa chấn cho ngành Crypto. Phần lớn nhà đầu tư bấy giờ đều bị cắt lỗ. Tuy nhiên cũng có nhiều nhà đầu tư thu về lợi nhuận khủng từ việc bán khống BTC từ số vốn thấp.
Nhược điểm
Tăng tổn thất
Giống như lãi, lỗ cũng tăng lên nếu thị trường phát triển theo chiều ngược lại với dự đoán. Đòn bẩy có thể cần chi tiêu vốn thấp nhưng kết quả giao dịch phụ thuộc vào tổng quy mô của vị thế do nhà đầu tư kiểm soát. Do vậy, sẽ gia tăng tỷ lệ tổn thất.
Margin Call
Khoản lỗ nếu vượt quá số tiền ký quỹ nhà đầu tư đã dùng thì sẽ xuất hiện lệnh gọi bổ sung ký quỹ. Vì đòn bẩy làm tăng tỷ lệ rủi ro, Margin Call sẽ luôn ở đó và nếu không có tiền mới trong tài khoản, các vị thế sẽ đóng tự động với mức lỗ.
Nên chọn mức đòn bẩy nào?
Việc chọn mức đòn bẩy là rất khó. Do đó nhà đầu tư nên cân nhắc những lưu ý sau:
Bạn chịu lỗ được bao nhiêu?
Khi bỏ ra số vốn 1000$, bạn không thể áp dụng mức đòn bẩy x100. Bởi rủi ro sẽ cực kỳ cao, thậm chí bạn sẽ mất trắng nếu thua lỗ.
Việc gồng lệnh khá quan trọng bởi nếu nhà đầu tư không xác định tâm lý trước là bản thân chịu được mức lỗ bao nhiêu nếu thua lỗ thì sẽ dẫn đến tâm lý khó chịu, muốn cắt lệnh. Nhưng sau đó lệnh đạt TP, trong khi bạn vẫn mất tiền.
Sử dụng đòn bẩy cao
Nhà đầu tư nên giảm mức ký quỹ và với đòn bẩy ở mức thấp thì có thể gia tăng tỷ lệ ký quỹ lên để lãi và lỗ bằng nhau.
Không dùng đòn bẩy nếu có lựa chọn tối ưu hơn. Chẳng hạn như token/coin đó tiềm năng và bạn muốn đầu tư.
Dùng đòn bẩy hợp lý sẽ mang lại cơ hội gia tăng lợi nhuận với số vốn thấp. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần cẩn trọng vì đòn bẩy luôn song hành với rủi ro. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích nếu bạn đang trong giai đoạn tìm hiểu và ứng dụng đòn bẩy tài chính.