Người xưa có câu ‘có thờ có thiêng, có kiêng có lành’, vì vậy, trong những ngày đầu năm, bạn nên tránh những điều dưới đây để cả năm được suôn sẻ, may mắn, đặc biệt là Tết Kỷ Hợi 2019.
Những điều cần tránh trong Tết để tránh gặp xui cả năm
Xông đất
Người xưa có câu ‘có thờ có thiêng, có kiêng có lành’, vì vậy, trong những ngày đầu năm, bạn nên tránh những điều dưới đây để cả năm được suôn sẻ, may mắn.
Xem thêm: Xem tuổi xông nhà 2019 theo tuổi chi tiết nhất.
Kiêng về nhà ngoại vào ngày mùng 1, 4, 5 Tết
Theo tục lệ xưa, con gái và con rể chỉ được về nhà ngoại chúc Tết vào mùng 2 hoặc mùng 3, kiêng các ngày mùng 1, mùng 4 và mùng 5. Nguyên nhân là ngày mùng 1 — ngày quan trọng nhất, họ có nghĩa vụ phải tỏ lòng hiếu đễ với bố mẹ, tổ tiên họ nội. Ngoài ra còn có quan niệm rằng phải về nhà vợ vào những ngày kể trên thì mới đem lại vận may cho gia đình bên ngoại.
Không đổ rác ngày mồng Một
Phong tục này xuất phát từ câu chuyện của người Trung Quốc. Truyện kể rằng ngày xưa có một người lái buôn được Thủy thần tặng một nàng hầu tên là Như Nguyệt. Kể từ khi có nàng hầu này về nhà, ông ta bỗng trở nên giàu có. Đến một năm, đúng ngày mùng Một Tết, Như Nguyệt mắc lỗi, bị ông chủ đánh đập, mắng nhiếc thậm tệ nên nàng tủi thân, biến vào đống rác. Người lái buôn không biết, mang rác đổ đi. Từ đấy, ông ta trở lại nghèo khó. Bởi vậy, người Việt Nam quan niệm nếu đổ rác ngày mồng Một thì cũng hết tài lộc của gia đình.
Giặt quần áo vào mùng 1, mùng 2
Theo quan niệm dân gian, hai ngày đầu năm là ngày sinh thủy thần, do đó kiêng giặt quần áo sẽ giúp tránh mạo phạm thần thánh, dẫn đến xui xẻo.
Lưu ý khi làm lễ cúng Giao thừa cũng rất quan trọng trong ngày giao thừa, chia tay năm cũ đón năm mới snag.
Không đi chúc Tết sáng mồng Một
Người Việt Nam thường tránh đi chúc Tết sáng đầu năm vì không muốn xông đất nhà người khác. Với người Việt Nam người xông đất rất quan trọng, ảnh hưởng đến cả gia đình trong một năm. Ngày mồng một Tết người Việt Nam thường chỉ đi thăm họ hàng, người thân.
Kiêng mặc quần áo màu trắng, đen
Theo quan niệm của người xưa, mùa xuân phải rực rỡ sắc màu thể hiện sức sống vạn vật và con đàn cháu đống nên đầu năm thì phải mặc trang phục màu sắc sặc sỡ(hồng, đỏ, vàng, xanh…), tạo nên sự hứng khởi tươi vui. Chính vì vậy các màu tẻ nhạt u trầm thường kiêng, đặc biệt hai màu trắng và đen là màu của tang lễ, chết chóc, bị kiêng triệt để.
Kiêng làm vỡ các đồ vật
Ông bà ta quan niệm, từ vỡ, bể là những từ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa từ những vật dụng trong nhà cho đến các mối quan hệ trong gia đình và xã hội.
Dùng vật nhọn, sắc cắt đứt lương duyên
Đầu xuân, tránh dùng các vật nhọn và kỵ các vật sắc chĩa vào nhà bởi nó có sát khí, có thể cắt đứt lương duyên, vận hội, tuổi thọ của gia chủ. Để khắc phục, mọi người thường cất bớt dao kéo đi, chỉ chừa lại cái cần dùng. Và treo gương bát quái nhằm hóa giải hung tính, hay dán bùa phù, đặt hình tứ linh trấn địa, trừ tà, thu hút khí lành.
Bài viết cùng chủ đề: Văn khấn tết